Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật 09:00 - 21:00 Điện thoại 097 652 8080 chuyentriseo@doctorscar.vn Địa chỉ: SS1N Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Da mỏng yếu có lăn kim được không? Cách khắc phục

bg-price
Cố vấn chuyên môn bài viết: BSDL - CKI: Trương thị ngọc bửu
  • Phụ trách chuyên môn y khoa tại Doctor Scar
  • Hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị sẹo, mụn và các vấn đề về da khác tại BVDL Tuy Hòa, PKDL Doctor Scar,...

Da mỏng yếu có lăn kim được không, theo các bác sĩ thì tình trạng da mỏng, yếu, viêm da, kích ứng,... thuộc trong trường hợp chống chỉ định trong phương pháp lăn kim nhằm tránh gây ra tổn thương.

Hỏi: "Tôi năm nay 28 tuổi, hiện tại da em đang có vài vết sẹo nhỏ và có nhiều nám, tàn nhang. Tuy nhiên vì dùng nhiều loại kem khác nhau để điều trị nên hiện tại da mỏng, yếu và nhạy cảm có nên lăn kim không?" - Chị Nguyễn T. Lan (Quận Bình Thạnh).

Bác sĩ da liễu: "Phương pháp lăn kim với kỹ thuật can thiệp trực tiếp trên cơ thể điều trị cho các trường hợp như: da sần, lỗ chân lông to, sẹo rỗ, sẹo do thủy đậu,... Tuy nhiên, những trường hợp sau được chống chỉ định lăn kim: da quá mỏng, yếu, da quá nhạy cảm, nổi nhiều gân xanh nổi, mao mạch; viêm da,... Đồng thời, các chị em không nên lạm dụng phương pháp tại nhà mà nên đến các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín có bác sĩ trực tiếp thực hiện."

Liệu pháp lăn kim là gì?

Lăn kim là thủ thuật tạo ra những tổn thương siêu vi điểm và dựa vào cơ chế làm lành tự thân để loại bỏ da cũ và sản sinh các tế bào non mới. Được bác sĩ chỉ định điều trị trong các trường hợp như: da bị sẹo rỗ, sẹo lõm do mụn, da xuất hiện nhiều nếp nhăn hay da đang trong tình trạng lão hóa bằng hệ thống kim rất nhỏ gây ra những tổn thương giả trên bề mặt da. 

Khi các đầu kim lăn tác động trên da chỉ đủ để tạo kích thích các hệ thông dây thần kinh tới vết thương mà không gây phá vỡ các tế bào mô, lớp màng của da cũng không bị thay đổi. Những tín hiệu này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình kích thích sản sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển sang dạng sợi collagen và elastin để làm đầy những tổn thương trên bề mặt. Phương pháp nhằm khắc phục các khuyết điểm trên da một cách hiểu quả và an toàn.

Da mỏng yếu có lăn kim được không?

Nếu làn da của bạn đang gặp các vấn đề như: mỏng, yếu do chàm, đỏ da rosacea, mụn, viêm da, nhạy cảm thì không nên thực hiện các liệu trình lăn kim. Bởi lẽ, lúc này làn da đang rất yếu, nhạy cảm không thể chịu được thêm các tác động xâm lấn quá mạnh từ bên ngoài. Điều này sẽ gây tàn phá, khiến cho da khó có thể hồi phục trở lại.

Da mỏng yếu có lăn kim được không?
Da mỏng yếu có lăn kim được không?

Ngoài ra, đối với phụ nữ ở giai đoạn sau sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm, đây cũng là những đối tượng không thích hợp trong điều trị với phương pháp lăn kim.

Lăn kim có làm da mỏng đi không?

Lăn kim có làm da mỏng đi không là câu hỏi được nhiều phái đẹp thắc mắc ở thời điểm hiện tại. Theo các chuyên gia, phương pháp lăn kim sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sẹo rỗ, lỗ chân lông to, giúp kích thích sản sinh collagen và elastin giúp cho da đàn hồi. Thực chất, việc lăn kim là nhằm tái tạo làn da mới và giúp da trở nên căng mịn, săn chắc và đẹp hơn. 

Do đó, việc lăn kim nếu thực hiện đúng theo đúng quy trình của bác sĩ điều trị sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến độ mỏng của làn da bạn.

Làn da nhạy cảm có nên lăn kim?

Trong thời điểm da đang nhạy cảm, mỏng yếu do cơ địa hoặc do sử dụng nhiều loại kem dưỡng da có tính tẩy cao,... bạn không nên áp dụng phương pháp lăn kim, vì làn da lúc này đang bị hư tổn nghiêm trọng, nếu có thêm sự xâm lấn tối thiểu từ bên ngoài dễ dẫn đến các biến chứng như đỏ da kéo dài, ngứa và sạm da nhiều hơn. Làn da bị tàn phá nghiêm trọng.

Làn da nhạy cảm có nên lăn kim?
Làn da nhạy cảm có nên lăn kim?

Nếu muốn làn da sử dụng phương pháp lăn kim, trước hết bạn nên chăm sóc, nuôi dưỡng giúp da phục hồi nhanh, đồng thời bổ trợ tăng sản sinh collagen hay elastin giúp da khỏe lại. Lúc này da đã ổn định trở lại bạn có thể đến các bệnh viện và trung tâm da liễu để được bác sĩ chuyên khoa soi khám và tiến hành lăn kim điều trị da.

Làn da nào nên lăn kim?

Nếu da bạn đang bị sẹo rỗ mới hình thành, sẹo rỗ lâu năm, bạn cần thực hiện phương pháp lăn kim càng sớm càng tốt. Làn da có sẹo rỗ và mụn mức độ nhẹ, mụn đầu đen, da thâm nám hay da lão hóa, xuất hiện vết nhăn, vết chân chim cũng có thể sử dụng thủ thuật lăn kim.

Da nào không nên lăn kim?

Nếu da bạn đang nổi mụn ở mức độ nặng như: mụn trứng cá, nấm da, vảy nến, eczema, lupus đỏ, mụn viêm, mụn bọc nên tạm thời không nên lăn kim. Bởi vì nếu lăn kim trong những trường hợp này sẽ dễ làm lây lan mụn do chảy dịch chứa trong mụn, tình trạng da sẽ càng tồi tệ hơn, gây ra biến chứng, viêm nhiễm nguy hiểm.

Tuyệt đối không được lăn kim nếu bạn đang mắc các bệnh như: giảm tiểu cầu, máu khó đông, ung thư máu,... khi thực hiện lăn kim sẽ rất nguy hiểm.

Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chỉ định thuốc uống giúp bạn điều trị trước, sau đó mới tiến hành lăn kim.

Những lưu ý có thể xảy ra sau lăn kim

  • Kim lăn chỉ nên dùng một lần duy nhất cho khách hàng, việc tái sử dụng kim lăn sẽ bị giảm độ bén và gây ra những tổn thương lớn hơn cho da thay vì tạo ra những vi tổn thương và khép lại sau vài giờ điều trị. Ngoài ra, việc tái sử dụng kim lăn còn mang đến những rủi ro cao như: nhiễm trùng, lây bệnh truyền nhiễm qua đường máu,...

  • Ở bước lựa chọn các loại đầu kim để điều trị sẽ rất quan trọng, tùy theo chất lượng và chi phí. Khi các đầu kim lăn không đủ nhỏ và sắc, khi thực hiện sẽ làm rách mô liên kết, thủng cấu trúc mạch và các mao mạch máu, dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết dưới da, làm da thâm đen sau khi lăn.

Những lưu ý có thể xảy ra sau lăn kim
Những lưu ý có thể xảy ra sau lăn kim.
  • Tùy vào cơ địa và tình trạng da, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định cụ thể về liều lượng, thời gian điều trị. Khi thiếu kiên nhẫn trong điều trị dễ dẫn đến việc điều trị liên tục, khoảng cách thực hiện giữa các lần quá ngắn, khiến các tế bào da chưa kịp tái tạo đã bị tổn thương, gây viêm nhiều và tăng sắc tố cho da.

  • Sau khi lăn kim, làn da sẽ bị tổn thương nhẹ, nổi đỏ nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng và bảo vệ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kết hợp bôi kem chống nắng  và che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài giúp duy trì làn da đẹp và khỏe mạnh lâu dài.

Hiện nay tại TP. HCM, Phòng khám da liễu Doctor Scar chuyên điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm đầu tiên và duy nhất, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho từng khách hàng từ những phương pháp tân tiến như: Chấm TCA, RF siêu vi điểm, lăn kim, chiếu tia laser fractional co2, bóc tách chân đáy sẹo chuyên sâu,... mang đến bạn làn da phẳng mịn, căng bóng, săn chắc, nuôi dưỡng làn da mịn màng và khỏe mạnh.

Để được tư vấn trực tiếp hoặc gặp trợ lý Bác sĩ, Quý khách vui lòng gọi Hotline theo số: 097 652 8080 hoặc bấm vào nút ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN.

Tham khảo thêm:

Da nhiễm corticoid có nên lăn kim không?

Lăn kim trị mụn có tốt không?

img-ebook-content img-ebook-content

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

Da mỏng yếu có lăn kim được không? Cách khắc phục
Điểm: 5.0/5 (7 bình chọn)
Phòng Khám Da Liễu Doctor Scar - Chuyên trị sẹo rỗ
Doctor Scar

Tọa lạc tại địa chỉ SS1N Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khám Da liễu Doctor Scar là nơi lý tưởng để bạn thư giãn và trải nghiệm những liệu pháp chăm sóc da hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia da liễu đầu ngành, chúng tôi cam kết mang đến liệu trình điều trị phù hợp với từng tình trạng da khác nhau, giúp bạn xóa bỏ mặc cảm sẹo rỗ, lấy lại tự tin trong cuộc sống.

Copyright by Doctor Scar 2016

icon appointment

Đặt lịch hẹn

sm-zalo

Tư vấn ngay