Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật 09:00 - 21:00 Điện thoại 097 652 8080 chuyentriseo@doctorscar.vn Địa chỉ: SS1N Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Cách điều trị sẹo lồi bác sĩ da liễu khuyên dùng phẳng sẹo nhanh

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, nhưng thường gặp nhất ở các vùng vị trí như vai, ngực, cánh chân, cánh tay và một vài điểm ở vùng mặt do tai nạn gây ra. Sẹo lồi không chỉ gây đau, ngứa khó chịu mà còn gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. Hiện nay, có nhiều phương pháp trị sẹo lồi, nhưng chưa có phương pháp nào tối ưu có thể điều trị triệt để. Bài viết này, sẽ cung cấp thông tin về các phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiện nay.

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là mô sẹo thường sẽ có màu đỏ hồng, lâu dần chuyển sang màu sẫm sờ vào có cảm giác cứng và chắc không mềm như sẹo bình thường. Thông thường các vết sẹo có đường kính nhỏ và ven theo dọc vết thương. Tuy nhiên, sẹo lồi lại có xu hướng phát triển rộng hơn so với vết thương ban đầu.

Bản chất của sẹo lồi là một loại vết thương xanh lành tính tuy nhiên trong quá trình chữa lành vết thương cơ thể sản xuất quá nhiều collagen khiến các vết sẹo tăng sinh quá mức lồi nên hình thành các vết sẹo lồi trên da.

Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là gì?

Theo y học, cơ thể cần từ 3 - 6 tháng trải qua ba giai đoạn 3 quan trọng đó là: Giai đoạn phản ứng viêm - Giai đoạn tăng sinh - Giai đoạn tái tạo.

Trong quá trình này, nếu cơ thể bị ảnh hưởng bởi những bất thường nào sẽ gây hình thành sẹo lồi.

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Hiểu được các nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi không chỉ giúp việc phòng tránh mà còn giúp việc điều trị sẹo lồi trở lên dễ dàng hơn. Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành sẹo lồi, tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến vẫn là do:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật bám ở vết thương.

  • Yếu tố do di truyền tạo cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi do di truyền, nguy cơ bị các vết sẹo lồi rất cao. Việc phòng ngừa và điều trị sẹo lồi ở những người này sẽ khó khăn hơn, vì thế bạn cần lưu ý nhiều hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt so với những người khác.

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi.
  • Do chấn thương nhưng không chăm sóc đúng cách: khi bị thương, bạn cần nhanh chóng làm sạch nhanh vết thương, tránh gây nhiễm trùng, loại bỏ các dị vật bám trên bề mặt vết thương.

  • Do quá trình cạy, gãi, nặn mụn không đúng cách: việc nặn, lấy nhân mụn không đúng cách sẽ dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Không chỉ vậy, nặn mụn và vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập gây viêm nhiễm,  tổn thương và để lại sẹo trên da.

  • Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong giai đoạn hồi phục vết thương, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm gây sẹo lồi như: rau muống, tôm, thịt gà, thịt bò, trứng, đồ nếp,...

Các loại sẹo lồi thường gặp hiện nay

Khi trên cơ thể xuất hiện các vết sẹo gây mất thẩm mỹ và khiến bạn cảm thấy tự ti. Do đó, để chẩn đoán loại sẹo bạn đang gặp phải và biết được phương pháp điều trị sẹo hiệu quả nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để soi khám và điều trị. Sau đây là những loại sẹo thường gặp:

Sẹo lồi co rút

Sẹo co rút.
Sẹo co rút.

Đây được xem là hậu quả từ vết thương nghiêm trọng do bỏng gây ra. Những vết sẹo này làm căng da và có thể làm giảm khả năng di chuyển, hoạt động của bạn. Không những vậy, sẹo co rút có thể đi sâu vào trong các tế bào, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ và dây thần kinh trong cơ thể.

Sẹo lồi

Sẹo lồi là kết quả của các vết thương đang lành. Loại sẹo này xuất hiện ở những người có làn da tối màu. 

  • Những vết sẹo có vỏ bọc, gây cảm giác nhạy cảm, bề mặt nhẵn, căng da, ngứa ngáy khó chịu, đôi khi va chạm mạnh có thể gây đau.

  • Có kích thước lớn hơn vết thương, tạo thành khối và nhô lên trên bề mặt da.

  • Sẹo lồi thường chuyển từ màu đỏ sang màu nâu nhạt hoặc đậm.

Sẹo phì đại

Sẹo phì đại là sẹo có màu đỏ tương tự như sẹo lồi, xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi lành thương và sẹo thường không vượt ra ngoài ranh giới của vết tổn thương ban đầu. Mặc dù cũng do tình trạng tăng sinh collagen quá mức, nhưng sẹo phì đại có thể tự thoái triển theo thời gian. 

Sẹo phì đại
Sẹo phì đại.

Sẹo phì đại có thể bị ngứa ngáy khó chịu, đau nhức và gây co rút trên da làm hạn chế vận động trong sinh hoạt hàng ngày.

Sẹo mụn

Tình trạng làn da nổi mụn trứng cá nặng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tạo ra những vết sẹo. Có rất nhiều loại sẹo mụn, từ sẹo rỗ sâu đến sẹo có góc cạnh,... Các lựa chọn điều trị sẹo mụn trứng cá tùy thuộc vào loại sẹo mụn của bạn.

Sẹo rỗ

Sẹo rỗ hay còn gọi là sẹo lõm, đây là di chứng tổn thương nghiêm trọng trên da. Nguyên nhân chính bởi: nhiễm trùng da, mụn trứng cá, do thủy đậu,... Tại đây, các tế bào sợi, mô của da bị đứt gãy hoặc do thay đổi cấu trúc bất thường trên da làm gián đoạn quá trình tổng hợp collagen và elastin gây thiếu hụt, dẫn đến vùng da tại vết thương không được lấp đầy. Từ đó tạo nên các vết lõm, rỗ.

Sẹo rỗ
Sẹo rỗ.

Tóm lại, sẹo rất phức tạp, để được điều trị một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa về tình trạng da của bạn và loại sẹo mà bạn đang gặp phải.

7 Cách điều trị sẹo lồi an toàn hiệu quả được tin dùng

Hiện nay, điều trị sẹo lồi vẫn đang là vấn đề nan giải trong ngành y học, bởi khả năng tái phát cao nhưng tỷ lệ hiệu quả điều trị thấp. Không có một phương pháp điều trị chuyên biệt nào là tốt nhất có thể điều trị các vết sẹo lồi. Tùy vào, mức độ sẹo mà các bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như bằng băng dán ép sillicone, thuốc trị sẹo, các phương pháp chuẩn y khoa. Một số phương pháp phổ biến dùng để điều trị sẹo lồi hiện nay bao gồm:

1. Trị sẹo lồi bằng mật ong

Mật ong chứa hoạt chất kháng khuẩn và chất hydrogen peroxide cùng nhiều dưỡng chất, vitamin thiết yếu có tác dụng loại bỏ tế bào chết, kích thích lớp tế bào da mới phát triển, hạn chế nhiễm trùng da hiệu quả, tăng sức đề kháng cho da.

Trị sẹo lồi bằng mật ong.
Trị sẹo lồi bằng mật ong.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: làm sạch vùng da cần điều trị bằng nước ấm, dùng khăn lau khô.
  • Bước 2: Dùng bông tăm thoa đều mật ong lên vết sẹo kết hợp massage đều nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Chờ khoảng 30 phút cho dưỡng chất thấm vào da, sau cùng rửa lại bằng nước sạch là được. 
  • Phương pháp này, bạn nên thực hiện 1 lần/ ngày và kiên trì trong vòng 2 tháng để thu được hiệu quả.

2. Cách trị sẹo lồi bằng rau má

Rau má chứa nhiều thành phần rất tốt cho da, trong đó có chất triterpenoids giúp tăng cường nuôi dưỡng da, gây ức chế quá trình tăng sinh quá mức của collagen trong các mô sẹo, chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới và loại bỏ nhanh các vết sẹo cũ của bạn.

Cách trị sẹo lồi bằng rau má
Cách trị sẹo lồi bằng rau má.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau má.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch rau má, xay nhuyễn.
  • Bước 2: Dùng miếng vải sạch bó chung với phần xác rau má và nước cốt đắp vào vùng da bị sẹo. 
  • Bước 3: Thực hiện trong vòng 30 phút sau đó bạn rửa lại với nước mát.
  • Phương pháp nên thực hiện 2 lần/ngày (sáng và tối), kiên trì trong vòng 2-3 tháng để thấy kết quả rõ ràng hơn.

3. Trị sẹo lồi bằng hành tây

Trong hành tây rất giàu vitamin C, Kali, Quercetin và Selen. Các hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, ngăn ngừa quá trình tăng sinh collagen quá mức, giúp chúng phát triển một cách có kiểm soát, nhờ đó mà vết sẹo lồi mềm, dần dần xẹp xuống. Ngoài ra, hoạt chất Quercetin trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh.

Trị sẹo lồi bằng hành tây
Trị sẹo lồi bằng hành tây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem hành tây lột vỏ, rửa và xay nhuyễn ra. 
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị và lau khô.
  • Bước 3: Đắp vùng sẹo lồi lên da sẹo khoảng 30 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm. 
  • Phương pháp cần thực hiện 2 ngày/lần đến khi nào hết sẹo lồi thì thôi.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi điều trị sẹo lồi chuyên dụng, với tác dụng dược động học của thuốc đối với các vết sẹo lồi tác dụng làm giảm viêm, ngăn ngừa và ức chế tế bào da sản sinh collagen, làm thu hẹp kích thước sẹo lồi. Tuy nhiên, phương pháp này cần thời gian dài mới đạt được hiệu quả.

4. Trị sẹo lồi bằng kem dermatix ultra

Ngoài những phương pháp trị sẹo lồi bằng nguyên liệu thiên nhiên thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc chuyên khoa đặc hiệu để điều trị sẹo rồi. Biện pháp này, phù hợp với các vết sẹo lồi mới hình thành, có kích thước nhỏ, có tác dụng tốt làm giảm thể tích sẹo.

Trị sẹo lồi bằng kem dermatix ultra.
Trị sẹo lồi bằng kem dermatix ultra.

Dermatix ultra là sản phẩm chuyên điều trị các loại sẹo như: sẹo do phẫu thuật, bỏng, vết cắt, vết xước, côn trùng cắn,... 

Không những thế, trong dermatix ultra còn có sự kết hợp của công nghệ CPX tiên tiến và vitamin C Ester giúp giảm tình trạng ngứa và đau, giúp làm phẳng, mềm và mờ sẹo hiệu quả.

Ngoài ra, vitamin C Ester độc đáo giúp làm mờ sẹo và bảo vệ da khỏi tia UV.

5. Trị sẹo lồi bằng phương pháp laser

Trị sẹo bằng phương pháp chiếu các tia laser nhằm loại bỏ vết sẹo lồi trên da. Phương pháp này giúp loại bỏ các lớp da khô ráp, sần sùi, các tia laser tác động sâu vào mạch mô sẹo, ngăn chặn quá trình bổ sung dưỡng chất cho các mô sẹo, khiến sẹo không có đủ dinh dưỡng từ đó thu hẹp sẹo và làm mềm sẹo và nhỏ lại.

Ưu điểm:

  • Sau khi điều trị, bạn không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng và có thể làm việc, hoạt động bình thường. Hiệu quả sau liệu trình giúp cải thiện da sẹo rõ rệt lên đến hơn 85%.

  • Phương pháp điều trị sẹo bằng laser được nhiều người tin dùng bởi hiệu quả mang lại tương đối cao và đảm bảo an toàn.

  • Không đau nhiều, không gây ra cảm giác khó chịu khi thực hiện liệu trình laser, mang đến làn da bằng phẳng, mịn màng và tươi trẻ một cách rõ rệt.

Trị sẹo lồi bằng phương pháp laser
Trị sẹo lồi bằng phương pháp laser.

Nhược điểm:

  • Sau khi thực hiện phương pháp, làn da sẽ có biểu hiện sưng đỏ và hơi châm chích.

  • Điều trị bằng laser cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng sau điều trị.

  • Sau điều trị, bạn cần ngưng sử dụng mỹ phẩm trong vòng 1 tháng đầu để tránh kích ứng da.

6. Điều trị sẹo lồi bằng tiêm corticosteroid:

Tiêm corticosteroid trực tiếp vào các vết sẹo lồi nhằm phá hủy tổ chức xơ cừng và làm mềm sẹo nhanh chóng. Corticosteroid có tác dụng giảm viêm, ngăn tăng sinh mô sợi, ức chế sản xuất và tăng phân hủy collagen. Tiêm corticosteroid có ưu điểm là cho hiệu quả nhanh chóng, khó tái phát. Tuy nhiên, việc tiêm corticosteroid trị sẹo lồi cũng có những nhược điểm như có thể có tác dụng phụ như giãn da, teo da, mụn trứng cá,..

Tham khảo thêm: Quy trình tiêm sẹo lồi chuẩn y khoa

7. Điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật:

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với các vết sẹo quá lớn mà phương pháp nội khoa nhẹ nhàng không thể đáp ứng được hiệu quả điều trị. Vì vậy, lúc đó cần thực hiện các thủ thuật phẫu thuật ngoại khoa làm thu nhỏ thể tích sẹo. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khả năng tái phát cao. Chính vì vậy cần kết hợp với các biện pháp nội khoa giúp hạn chế sự tăng sinh và phát triển của sẹo lồi tiếp tục.

Lưu ý: Các biện pháp điều trị sẹo lồi trên chỉ mang tính chất tham khảo không nên tự ý sử dụng tại nhà đặc biệt là các biện pháp chuyên khoa cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu có nhiều kinh nghiệm. Để được tư vấn miễn phí bởi các bác sĩ chuyên khoa, vui lòng để lại thông tin dưới đây.

 

Sẹo lồi có tự hết không?

Câu trả lời là không. Sẽ không có vết sẹo nào khỏi hoàn toàn khi không được tác động bởi các phương pháp điều trị chuyên sâu. 

Trải qua nhiều năm tháng, sẹo lồi có thể tăng kích thước và diện tích đến một giai đoạn nhất định, sẹo sẽ ngừng phát triển. Tuy nhiên, sẹo chỉ có thể ngừng phát triển không có nghĩa là sẽ mất đi. Nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể trừ khi được xử lý hay điều trị đúng phương pháp.

Cách phòng ngừa sẹo lồi bạn nên biết:

Để ngăn ngừa sẹo phát triển thành sẹo lồi hoặc tái phát sau điều trị bạn cần thực hiện đúng

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá,...

  • Những thực phẩm cần tránh: xôi nếp, tôm, thịt gà, đồ cay nóng sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành. Trứng gây vết thương bị nổi lang ben. Rau muống tăng sinh tế bào gây lồi. Hải sản sẽ gây kích ứng ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu.

  • Những thức ăn tốt cho vùng sẹo lồi: Lời khuyên từ các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn nhiều thịt. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng giúp cân bằng các chất hỗ trợ sự phục hồi tổn thương trên da. 

Những lưu ý cần biết khi trị sẹo lồi
Những lưu ý cần biết khi trị sẹo lồi.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, uống nhiều nước và nước ép sẽ có công dụng giúp vết thương nhanh kéo da non, cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn.

  • Tránh tiếp xúc quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời: luôn giữ cho da sạch sẽ. Không dùng các loại mỹ phẩm dưỡng da chứa nhiều chất tẩy gây hại đến làn da sau khi trị sẹo lồi.

Trên đây, là các phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến áp dụng cho các tình trạng sẹo lồi với mức độ từ nhẹ đến nặng được các bác sĩ da liễu đánh giá cao mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp trên cần được chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Không nên tự ý áp dụng và điều trị tại nhà tránh những hậu quả không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Trị sẹo lồi giá bao nhiêu tiền?

8 Cách trị sẹo lồi lâu năm hiệu quả

Cách trị sẹo lồi mới hình thành làm phẳng sẹo nhanh

img-ebook-content img-ebook-content

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

Cách điều trị sẹo lồi bác sĩ da liễu khuyên dùng phẳng sẹo nhanh
Điểm: 5.0/5 (5 bình chọn)
Phòng Khám Da Liễu Doctor Scar - Chuyên trị sẹo rỗ
Doctor Scar

Tọa lạc tại địa chỉ SS1N Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khám Da liễu Doctor Scar là nơi lý tưởng để bạn thư giãn và trải nghiệm những liệu pháp chăm sóc da hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia da liễu đầu ngành, chúng tôi cam kết mang đến liệu trình điều trị phù hợp với từng tình trạng da khác nhau, giúp bạn xóa bỏ mặc cảm sẹo rỗ, lấy lại tự tin trong cuộc sống.

Copyright by Doctor Scar 2016

icon appointment

Đặt lịch hẹn

sm-zalo

Tư vấn ngay